Cách sử dụng máy bào gỗ Makita an toàn và hiệu quả

1. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy bào gỗ
  • Chỉ người nào đã được huấn luyện phương pháp làm việc an toàn và trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ lao động mới được sử dụng máy.
  • Người lao động gắn thiết bị ngăn ngừa tiếp xúc trước khi làm việc như kính bảo hộ, khẩu trang...
  • Người lao động không sử dụng găng tay khi làm việc, mà dùng thiết bị phụ trợ (tay đẩy) để tránh trượt tay vào máy.
  • Cho máy bão gỗ chạy thử trước khi làm việc, kiểm tra hoạt động của thiết bị an toàn mỗi khi vận hành máy.
  • Ngắt điện nguồn khi mất điện hay khi kết thúc công việc.
  • Thường xuyên vệ sinh máy móc thiết bị, dọn dẹp nơi làm việc để tránh chập cháy do dăm bào, mạt gỗ.
  • Khi sử dụng máy, người sử dụng cần phải trang bị cho mình đồ bảo hộ như: áo bảo hộ, khẩu trang, kính...
  • Bạn phải đợi máy khởi động oàn toàn mới bắt đầu gia công để tránh nguy cơ bị giật ngược do dụng cụ cắt bị kẹp chặt trong vật gia công.
  • Bạn không được sử dụng máy để bào lên các vậ bằng kim loại hay đinh ốc vì lưỡi và trục có bào có thể bị hư hỏng, gây rung lắc. Không được để tay vào bên trong bộ phận tống mạt cưa và giữ máy bào ở tư thế sao cho máy bào nằm sấp trên vật gia công, đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Không được qua lại trước hành trình của máy khi máy bắt đầu chạy. Những cụm có thể chuyển động lui tới trên máy bào phải được bố trí vị trí vươn xa nhất.
  • Bạn nên dùng kẹp hoặc một số cách thực tế để tạo sự an toàn và hỗ trợ vật gia công gắn chắc vào sàn làm việc có tư thế vững chắc.
  • Sau khi kết thúc công việc hoặc bị mất điện thì bạn nên ngắt điện trên máy, vệ sinh thiết bị, dọn dẹp nơi làm việc để tránh hiện tượng chập cháy.
Máy bào Makita 1911B

2. Các sự cố cần tránh

Sự cố trong quá trình lao động là điều mà không phải ai cũng muốn gặp phải. Thế nhưng nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó chúng ta cần phải biết trước các trường hợp nguy hiểm để có những biện pháp đề phòng. Dưới đây là những trường hợp thực tế đã xảy ra và nó cũng là kinh nghiệm quý báu cho chúng ta.

  • Bị điện giật: Hở mạch điện ở dây dẫn điện, chạm điện ra vỏ máy, cầu dao điện, ổ cấm điện.
  • Vật liệu bị văng bắn: Lưỡi bào lắp không chặt
  • Cháy nổ: Dăm bào, mạt gỗ gây ẩm mạch điện, rò điện. Khi có tia lửa điện cộng hưởng với dăm bào dễ gây cháy nổ.
  • Va quệt gây tổn thương: Các đầu vít, mấu lồi có thể gây vướng với vật liệu, làm người lao động bị chấn thương.
  • Nhiễm độc: Chất độc công nghiệp xâm nhập vào cơ thể con người qua quá trình tiếp xúc gỗ của người làm mộc.


3. Lưu ý quan trọng khi sử dụng


  • Sử dụng kẹp hay một số phương cách thực tế để tạo sự an toàn, và hỗ trợ vật gia công gắn chắc vào sàn làm việc có tư thế vững chắc
  • Khi vận hành luôn luôn giữ máy bào ở tư thế sao cho khuôn đế máy bào nằm áp bằng lên trên vật gia công
  • Không bao giơ được bào lên các vật kim loại, đinh hay ốc vít

DIY 1: 63E Ung Văn Khiêm, P.25, Q. Bình Thạnh
Hotline :  0902 683 569 – 028 6258 4769
DIY 2: 591, Tô Ngọc Vân, P.Tam Phú, Thủ Đức
Hotline:  0904 323 178  - 028 6275 1209

Nhận xét